Chủ nghĩa Mác và Tầng lớp trung lưu Tầng_lớp_trung_lưu

Chủ nghĩa Mác không cần thiết xem những nhóm người được miêu tả ở trên là tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu không phải là một tiêu chí cố định trong Chủ nghĩa Mác, và tranh cãi tiếp tục diễn ra về nội dung của nhóm xã hội này.

Chủ nghĩa Mác định nghĩa các tầng lớp xã hội không phải theo tài sản hay danh tiếng của các thành viên của nó, mà theo quan hệ của họ với phương tiện sản xuất: một người quý tộc sở hữu đất đai; một nhà tư bản sở hữu tư bản; một công nhân có khả năng làm việc và phải tìm kiếm việc làm để mưu sinh. Tuy nhiên, giữa người cai trị và người bị trị thường có một nhóm người, thường được gọi là tầng lớp giữa, thiếu một mối quan hệ đặc trưng. Về mặt lịch sử, trong thời phong kiến, giai cấp tư sản là tầng lớp giữa. Mọi người thường miêu tả những người tư sản là "tầng lớp giữa theo quan điểm Mác", nhưng điều này không chính xác. Chủ nghĩa Mác nói rằng tầng lớp tư sản là tầng lớp cai trị (hay tầng lớp trên) trong một xã hội tư bản.

Những người theo chủ nghĩa Mác tranh luận mạnh mẽ về thành phần chính xác của tầng lớp trung lưu ở chủ nghĩa tư bản. Một số miêu tả một "tầng lớp ngang hàng" thực hiện chủ nghĩa tư bản thay cho những nhà tư bản, gồm cả tiểu tư sản, người chuyên mônnhà quản lý. Những người khác không đồng ý với điều này, sử dụng tự do thuật ngữ "tầng lớp trung lưu" để chỉ những người công nhân cổ cồn trắng hữu sản như được miêu tả ở trên (thậm chí, trong các thuật ngữ của Chủ nghĩa Mác, họ là một phần của giai cấp lao động vô sản). Những người khác (ví dụ, Hội đồng cộng sản) cho rằng có một tầng lớp gồm trí thức, những nhà kỹ trị và những người quản lý đang tìm quyền lực của riêng họ. Nhóm những người cộng sản cuối cùng này cho rằng tầng lớp trung lưu gồm những nhà kỹ trị đó đã nắm quyền lực và chính phủ cho riêng họ trong các xã hội kiểu Xô viết (xem chủ nghĩa kết hợp).